Translate

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Ai còn nhớ? Thích thú của trẻ nhỏ là nỗi sầu não của người lớn

Đọc bài báo " Quảng ngãi tan hoang sau lũ lịch sử" của báo vnexpress, tôi chợt nhớ về ngày xưa.

Những ngày đó:.........
Ngày xưa quê tôi chưa có nhiều đường nhựa như bây giờ, và thường hay ngập lụt vào mùa mưa. 
Nhà tôi gần quốc lộ 1A, đường thì ngày càng nâng lên cao, càng được mở rộng hơn, còn nhà tôi thì so với mặt đường ngày càng trũng hơn, riết rồi đứng trong nhà nhìn ra ngoài đường chỉ thấy từ hông của người đi đường trở xuống thôi.

Hễ cứ có mưa lớn, kéo dài, nước sông lớn, chỉ mới ngâm nghe lụt thôi mà nhà tôi nước đã bò âm thầm vào lúc nào không hay, len lẻn dâng lên từng chút một. 

Còn nhớ, lúc đang ngủ, chợt thức giấc vì trong nhà có nhiều tiếng động, mở mắt ra bàng hoàng thấy cả nhà tất bật đi qua đi lại, dọn đồ, kê bàn, kê ghế, kê giường, cậu với ba và ngoại thì đi lo mấy con heo. Còn dì với mẹ và chị tất bật dọn đồ mang sang gửi nhà hàng xóm. 

Nhà người ta thì nước cùng lắm là tới bậc thềm là cùng thôi, còn nhà tôi nứớc đã tới nửa vách nhà rồi. Cứ thế chẳng bao lâu, từ đường quốc lộ nhìn vào nhà tôi hầu như chỉ thấy có cái nóc nhà nằm chênh vênh nổi một cách thần kì giữa làn nước đục đục màu đất. 

Thích thú của trẻ nhỏ khi "mùa lụt" về

Lúc bé, vì còn nhỏ nên không biết lúc lụt mọi người khổ thế nào, phần tôi chỉ thấy sứơng rơn vì được nghỉ học, được lội nước, lại được phụ cả nhà dọn dẹp đối phó với lụt, sẽ được đi bè chuối, được ba chèo thuyền đi chơi....

Thú vị nhất là chèo bè, lũ trẻ trong xóm nhỏ có lớn có, lớp 12 cũng có túm tụm nhau đi chặt cây chúi, vuốt tre to, bện dây làm bè chuối. Một loáng mỗi người một việc, chiếc bè tự tạo đã xong, tuy không thẩm mỹ nhưng nó nổi là được, thế là cả lũ trèo lên bè, anh lớn thì dùng gậy chống bè,  các chị lớn hơn thì ngồi nhìn xung quanh rấm rít nói chuyện, lũ nhóc như chúng tôi dùng tay quạt nước, quạt nước đẩy bè có đi hay không không biết chỉ biết nước thì bắn tung téo, các chị mà ngồi bè sau thể nào cũng la làng vì bị ướt nước, mấy ông anh có người thì cười khoái trá, có người thì tắng tít quát tụi tôi......

Nhưng kỉ niệm đáng nhớ hơn cả, lúc đó ba mượn đâu được cái thuyền bé chở tôi đi, giưa nước mệnh mông, ba chèo thật tài tình, nhẹ nhàng đẩy thuyền lướt nước ngày càng xa bờ, phóng mắt nhìn ra xa, nơi cánh đồng lúa mấy ngày trước xanh rờn, giờ biến đâu mất còn lại một biển nước rộng mênh mông. Vì không biết nên tôi khoái trá mắt to mắt nhỏ, miệng há hốc bỡ ngỡ nhìn với vẻ cực kì thích thú. 

Vì với tôi nhiều cái lợi, nhiều điều thú vị đến thế, không cần đến trường, và nhiều cái tôi không được trải nghiệm nếu không có nước lụt nên mới thấy thú vị. Còn người lớn thì chỉ ngồi tụm lại nói chuyện đồng án, bán buôn với gương mặt trầm buồn. 

Khi nước rút, nhà cửa quện đầy đất bùn, người người, nhà nhà hì hục cọ rửa, dội nhà, sắp xếp lại mọi thứ
...........................

Nỗi sầu não của người lớn

Khi lớn lên tôi mới hiểu tại sao lũ nhóc vui đến thế, còn người lớn thì không vui nổi, nước lụt nhẹ thì vài ngày nước rút, nước không dâng cao, tài sản và tính mạng cũng ít gặp rủi ro hơn. 

Nhưng khi nước lụt lớn, ngập lụt dài ngày, mùa màng mất hết, công việc buôn bán, làm ăn.... mọi thứ bị đình trệ, vật dụng hỏng hóc, tài sản- tính mạng bị đe dọa, ngập lụt càng dài ngày, lương thực càng vơi đi, nạn đói dần dần len đến từng nhà một, ........ 

Thế mới nói thích thú của trẻ nhỏ là nỗi sầu não của người lớn

Một trận lụt đã như thế, đăng này người miền trung, liên tiếp trong vài tháng ngắn ngủi đón mấy trận lụt liền, năm mới lại sắp đến, đồng án, trâu bò, mùa màng....vì lũ vì lụt bỗng chốc tan hoang, thử hỏi họ sống sao đây? Nỗi sầu não chan hòa với nước mắt, nếp nhăn trên gương mặt như sâu hơn và nhiều hơn. 

Levidino

Các bài viết khác:

Quyết đoán chọn lựa con đường của bạn











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét